HÔ HẤP NHÂN TẠO
Đây là một cách làm cho không khí ở ngoài vào phổi và không khí ở trong phổi ra ngoài. Việc làm này để thay thế cho hô hấp tự nhiên khi nạn nhân bị ngừng thở. Ngừng thở một thời gian dài sẽ dẫn nạn nhân đến tử vong. Thực hiện tốt động tác hô hấp nhân tạo sẽ cứu được nạn nhân. Kĩ thuật này được tiến hành trong hai bước chính là hà hơi thổi ngạt và bóp tim ngoài lồng ngực. Công ty bảo vệ chuyên nghiệp PMV xin hướng dẫn một số bước thực hiện hô hấp nhân tạo :
Bước 1 – Hà hơi thổi ngạt:
Khi tiến hành, điều đầu tiên quan tâm đến là việc đặt nạn nhân trong tư thế nằm. Người thổi ngạt ngồi ngang, tay nâng cằm, tay để trên trán và bóp mũi nạn nhân. Hít thật sâu, miệng áp miệng thổi mạnh, nhịp độ 15 lần/phút. Nếu lồng ngực không nhô lên, hơi thở không vào là do thổi yếu hoặc cổ nạn nhân có dị vật. Sử dụng phương pháp Heimlick để lấy dị vật.
Bước 2 – Bóp tim ngoài lồng ngực
Quỳ ngang, hai bàn tay tạo thành bàn tay trên bàn tay. Hai cánh tay thẳng góc cơ thể nạn nhân. Dùng lực toàn thân ấn xuống sao cho xương ức lún sâu từ 3 – 4 cm. Nhịp độ 60 lần / phút, tương đương với mỗi giây 1 lần.
*Những điểm cần chú ý:
Tùy theo lứa tuổi mà vận dụng lực ấn thích hợp vì xương trẻ em mềm dễ gãy. Trẻ em từ 10 tuổi trở xuống nhịp độ nhanh hơn từ 80 – 90 lần/phút. Trẻ sơ sinh thì 100 lần/phút.
Trong quá trình tiến hành có thể tiến hành bởi một người sơ cứu hoặc là kết hợp 2 người cùng sơ cứu. Nếu là một người thì 15 lần bóp tim – 2 lần thổi ngạt. Đối với hai người thì 5 lần bóp tim – 1 lần thổi ngạt.
Trước khi hà hơi thổi ngạt, cần phải kiểm tra có dị vật đường thở hay không? Nếu có phải lấy di vật đường thở ra đã. Nếu lưỡi nạn nhân co lại phải dùng tay kéo lưỡi nạn nhân ra thì thổi hơi mới vào đến phổi nạn nhân được .v.v