SỬ DỤNG BÌNH CHỮA CHÁY
1). Cấu tạo Bình chữa cháy:
Bình chữa cháy có hai loại, Bình bột và Bình khí. Thành phần cấu tạo gồm: Vỏ bình, Chốt kẽm, Vòi phun, Cò bóp và Đồng hồ đo áp. Bình thường được sơn màu đỏ, trên thân bình ghi nhãn mác Nhà sản xuất và các ký hiệu về tính năng của bình (xem hình bên dưới).
2). Tính năng, tác dụng Bình chữa cháy:
- Bình chữa cháy bột bên trong chứa khí N2 làm lực đẩy để phun bột dập tắt đám cháy. Bột chữa cháy không độc, không dẫn điện,và có hiệu quả chữa cháy rất cao.
- Bình chữa cháy CO2 bên trong chứa khí CO2 âm 79 độ C. Khí CO2 được nén chặt trong bình với áp suất cao sẽ chuyển sang thể lỏng. Nên khi chữa cháy rất hiệu quả đối với đám cháy thiết bị điện, đám cháy trong phòng kín, hầm.
3). Cách sử dụng các loại Bình chữa cháy:
- Xách bình chạy đến tiếp cận đám cháy. Nếu là bình bột vừa chạy vừa lắc xóc bình từ 3-4 lần để bột tơi.
- Giật chốt hãm kẹp chì, một tay cầm vòi hướng loa vào đám cháy, tay còn lại bóp cò bóp phun vào gốc lửa.
*Lưu ý:
- Giữ khoảng cách với đám cháy, ban đầu hơn xa khoảng 1,5 m sau đó vừa phun vừa tiến lại gần.
- Khi phun nhớ đưa loa phun qua lại để dập tắt hoàn toàn đám cháy.
4). Cách sử dụng bình bột loại xe đẩy:
- Đẩy xe đến chỗ đám cháy, kéo vòi rulo dẫn bột ra, hướng lăng phun bột vào gốc lửa.
- Giật chốt an toàn (kẹp chì), kéo van chính trên miệng bình vuông góc với mặt đất.
- Cầm chặt lăng phun chọn thuận chiều gió và bóp cò, bột sẽ được phun ra.
*Lưu ý:
- Mỗi loại bình có cấu tạo van khoá khác nhau thì cách mở khác nhau.
- Khi phun phải đứng ở đầu hướng gió (cháy ngoài); đứng gần cửa ra vào (cháy trong).
- Khi phun giữ bình ở tư thế thẳng đứng. Khi phun phải tắt hẳn mới ngừng phun.