GARO CẦM MÁU VÀ BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG
Công ty bảo vệ PMV xin cung cấp đến các anh chị em đang là nhân viên bảo vệ hoặc những người làm công tác cứu chữa một số các kỹ thuật cầm máu.
1. GARO CẦM MÁU:
*Chuẩn bị Garo cần:
- Xác định động mạch ở phía trên vết thương để tạm thời cầm máu.
- Một tay ấn động mạch tay đặt miếng lót vải ở chỗ định đặt garô. Bạn có thể dùng gạc hoặc dùng ngay ống quần, ống tay áo để thay miếng lót.
*Thực hiện Garo bằng cách dùng dây vải:
- Dùng dây quấn buộc quanh điểm garo, buộc lỏng sau đó dùng cây viết hoặc vật tương tự xoắn dần.
- Bỏ tay ấn động mạch rồi vừa xoắn vừa theo dõi mạch ở dưới hoặc theo dõi máu chảy ở vết thương. Nếu mạch ngừng đập hoặc máu ngừng chảy là được. Khi đã xoắn vừa đủ chặt thì cố định que xoắn.
*Thực hiện Garo bằng cách dùng dây cao su:
- Cuốn dây nhiều vòng tương đối chặt rồi buộc cố định
*Cuối cùng: Băng ép vết thương và làm các thủ tục hành chính cần thiết. (là lập phiếu ghi đầy đủ thông tin nạn nhân, tình trạng vết thương và quá trình sơ cứu)
2. BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG:
Các loại băng thông dụng: Băng thung, băng cuộn, băng vải tam giác.
*Yêu cầu băng:
- Không băng thẳng vết thương mà phải băng trên miếng gạc
- Băng phủ kín vết thương , nếu nơi ngón tay,chân phải chừa một ít để theo dõi máu lưu thông
- Gọn, vừa đủ chặt để máu lưu thông
- Khóa băng bảo đảm không bị tuột
*Các kiểu băng thông dụng:
- Băng xoắn ốc : Băng phần thẳng của các chi tay, chân. Băng số 8 (còn gọi băng chữ X): Phần lồi hoặc khuyết của các chi tay, chân (Khủyu tay, chỏ, nhượng chân, đầu gối , bàn ngón tay, chân, bắp đùi). và băng lật (còn gọi băng rẽ quạt) : Đầu, đầu bàn tay, chân